Hướng dẫn cách làm trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao giật cấp là kiểu trần thạch cao có độ thẩm mỹ cao, được nhiều kiến trúc sư và gia chủ yêu thích cũng như lựa chọn để trang trí cho không gian gia đình mình. Sau đây là cách làm trần thạch cao giật cấp đúng kỹ thuật và an toàn nhất!

>>> Xem thêm: https://thienthanhphatco.com/thi-cong-thach-cao-tai-da-nang/

Trần thạch cao giật cấp là gì?

Trần thạch cao giật cấp là hệ trần khung chìm, được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi trong các kiến trúc nhà ở hiện nay. Sử dụng hệ trần thạch cao giật cấp sẽ giúp che đậy hệ thống điện và cả những khuyết điểm trên hệ trần cũ đồng thời cho hiệu quả cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống ẩm, cho không gian gia đình thêm sang trọng và ấn tượng.

Trần thạch cao giật cấp là hệ trần khung chìm, được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi trong các kiến trúc nhà ở
Trần thạch cao giật cấp là hệ trần khung chìm, được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi trong các kiến trúc nhà ở

Trần thạch cao giật cấp có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, dễ dàng để tạo hình trang trí, tạo điểm nhấn nổi bật cho cả công trình, quá trình thi công khá nhanh gọn và chất lượng. Khi sử dụng trần thạch cao giật cấp, người dùng còn có thể tạo ra các kiểu dáng đa dạng, đồng thời phối kết hợp với các loại đèn trang trí và màu nền để giúp không gan nhà thêm nổi bật.

Tính ứng dụng của trần thạch cao giật cấp cũng khá đa dạng. Người dùng có thể áp dụng thi công cho các hàng mục nhà phố, nhà chung cư, biệt thự, phòng họp, công ty, phòng trà, khách sạn,….

Cách làm trần thạch cao giật cấp

Cách làm trần thạch cao giật cấp được tiến hành theo các bước cơ bản sau đây:

Bước 1

Xác định độ cao của khung trần. Vị trí của khung trần cần được đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về độ thẩm mỹ, độ sáng, độ thông thoáng. Sau khi đã đáp ứng được những tiêu chí này thì tiến hành đánh dấu vị trí khung trần bằng ống nivo ở vách và cột đồng thời vạch dấu ở cạnh trên khung trần đảm bảo độ phẳng của dấu dài với thước thủy.

Bước 2

Thực hiện cố định thanh viền tường VTC. Ở bước này người thi công cần cố định thanh viền tường VTC bằng đinh thép 1,5 : 2 cm với tường hoặc vách, đảm bảo khoảng cách không vượt quá 300 mm.

Trần thạch cao giật cấp sẽ giúp che đậy hệ thống điện và cả những khuyết điểm trên hệ trần cũ
Trần thạch cao giật cấp sẽ giúp che đậy hệ thống điện và cả những khuyết điểm trên hệ trần cũ

Bước 3

Thực hiện phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách thích hợp với điểm ty treo theo khoảng cách đã xác định. Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo khoảng 1000 – 1200 mm.

Bước 4

Thanh chính của hệ khung cần được liên kết với ty zen. Loại ty zen sử dụng là 8 hoặc 10 để liên kết các điểm treo và tạo ra khung dọc. Lưu ý, khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000 m.

Bước 5

Thực hiện gài mép của các thanh ngang vào thanh chính để tạo liên kết giữa thanh ngang và dọc.

Bước 6

Lấy mặt phẳng của dàn khung rồi tiến hành bắt tấm vào thanh ngang bằng các đinh vít. Để đảm bảo an toàn các mũ vít phải chìm vào mặt tấm.

Bước 7

Thực hiện hoàn thiện các mối nối tấm và làm phẳng.

Trần thạch cao giật cấp có ưu điểm tính thẩm mỹ cao, dễ dàng để tạo hình trang trí
Trần thạch cao giật cấp có ưu điểm tính thẩm mỹ cao, dễ dàng để tạo hình trang trí

Quá trình thi công và cách làm trần thạch cao giật cấp cần được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng quy trình do đó hãy lựa chọn đội ngũ lắp đặt có kinh nghiệm và uy tín để hệ trần thạch cao sau khi hoàn thiện được đảm bảo cả về yếu tố thẩm mỹ cũng như chất lượng và an toàn.

Công ty Thiên Thành Phát

Địa chỉ: 152 Phạm Hùng – Đà Nẵng 

HOTLINE: 0905.726.888

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản Phẩm Bán Chạy