Quy trình làm vách thạch cao được thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật là yếu tố quyết định đến độ bền và tính thẩm mỹ cho cả hệ vách ngăn. Sau đây là tiến trình thi công vách thạch cao đúng chuẩn mà bạn có thể tham khảo thêm.
Chuẩn bị để làm vách thạch cao
Để có quy trình làm vách thạch cao thật thuận lợi trước hết bạn cần chuẩn bị các bộ phần cần thiết để thi công, bao gồm:
- Thanh đứng: đây là bộ phận có tác dụng chịu lực và nâng đỡ cho cả hệ vách ngăn.
- Thanh ngang U- Track: chúng có nhiệm vụ giúp định vị các thanh chính và được liên kết với thanh đứng bằng Ri-vê.
- Tấm thạch cao: đây là vật liệu cần có để để tạo thành vách ngăn. Để cố định tấm thạch cao ta sẽ liên kết nó với thanh đứng và thanh ngang bằng ốc vít hoặc Ri-vê.

Quy trình làm vách thạch cao đúng chuẩn
Sau đây là các bước thi công vách thạch cao đúng chuẩn mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1:
Đo và đánh dấu những vị trí sẽ lắp ghép trên trần và dưới mặt sàn nhà
Bước 2:
Sử dụng thanh thép nằm U-Track để đặt vào các vị trí đã đặt sẵn, sau đó bắt chặt bằng đinh vít thép loại 6 mm, khoảng cách đảm bảo là 60 cm. Dùng kìm hoặc búa để đóng các đinh vít cho chặt.

Bước 3:
Ở những vị trí định làm cửa sổ hay cửa ra vào hãy cắt thanh ngang U-Track dài thêm 30cm dùng để làm đầu chờ nói với thành đứng dùng làm thành khung hở. Dùng vít nở loại 6 mm đồng thời bắt thêm ở đoạn cuối của thanh ngang U-Track các loại đinh vít 4 mm, khoảng cách cần đảm bảo là 15cm.
Bước 4:
Tiến hành cắt thanh thép chữ C theo chiều cao của vách, sau đó đặt theo chiều đứng vuông góc với thanh chữ U. Khoảng cách giữa các thanh là 600 mm. Thực hiện bắt chặt các điểm nối của thanh ngan U và chữ C, cả hai mặt bởi đinh vít thép hoặc đinh rivet. Nếu thực hiện ghép các vách cao hơn 2,4 m thì cần lắp thêm thanh ngang U để làm xương đỡ ghép các tấm thạch cao tiếp theo.
Bước 5:
Ghép nối các tấm thạch cao cạnh vát lên khung thép đã dựng, lưu ý ghép theo phương thẳng đứng đồng thời nâng mặt dưới của tấm vách cách mặt sàn một khoảng 10 mm. Sau đó, bắt chặt tấm thạch cao vào khung bằng đinh vít loại 25 mm, các đinh vít cách nhau một khoảng không quá 30 mm, phần đầu đinh vít ăn sâu vào tấm thạch cao khoảng 1 – 2 mm.

Bước 6:
Thực hiện trét kín các khe ghép nối và các đầu đinh vít trước khi tiến hành sơn bả hoặc dán giấy dán tường để trang trí cho hệ vách.
Bước 7:
Tiến hành sơn bả bề mặt vách thạch cao sau khi đã xử lý xong tại các vị trí mép tấm. Cuối cùng sơn trang trí cho bề mặt vách thạch cao như dự tính khi bề mặt bả đã khô hoàn toàn.
Trên đây là quy trình làm vách thạch cao chuẩn kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo. Trong quá trình lựa chọn đơn vị thi công hãy chọn những đơn vị có nhiều kinh nghiệm thi công vách thạch cao và các công trình thực tế đã hoàn thành đạt chất lượng để có được những hệ vách ngăn chất lượng và bền đẹp.
Công ty Thiên Thành Phát
Địa chỉ: 152 Phạm Hùng – Đà Nẵng
HOTLINE: 0905.726.888