Bên cạnh việc sử dụng vách thạch cao để phân chia không gian trong nhà hiện nay bạn còn có thể bắt gặp cả những công trình ngoài trời có ứng dụng vách thạch cao chịu nước.
Vậy thực chất loại vách thạch cao này là như thế nào, có cấu tạo và ưu nhược điểm ra sao?
Những đặc điểm cơ bản của vách thạch cao chịu nước ngoài trời
Vách thạch cao chịu nước ngoài trời là những sản phẩm vách thạch cao được ứng dụng cho các công trình ngoài trời bằng cách sử dụng tấm thạch cao chịu nước để lắp ráp thành một vách ngăn bền vững. Ở ứng dụng này người ta thường sử dụng các tấm thạch cao GH ngoài trời để làm chất nền gạch, đá cùng các loại vữa, giúp hạn chế các hiện tượng sụt lún, cong vênh.
Các tấm thạch cao chống nước ngoài trời sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, cụ thể:
- Khả năng kháng mốc tốt: với môi trường ngoài trời mà nhất là những vị trí tiếp xúc nhiều với nước, độ ẩm không khí cao thường sẽ là môi trường có nhiều vi khuẩn và nấm mốc phát triển mạnh. Nhưng với cấu tạo đặc biệt từ cốt vải thủy tinh và chất liệu thạch cao có khả năng kháng nấm mốc các tấm thạch cao GH sẽ giúp hạn chế và chống lại sự tăng trưởng của nấm, vi khuẩn, giúp bảo vệ môi trường sống cho con người, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như độ bền cho công trình.
- Bền lâu: các sợi vải thủy tinh sẽ được gắn trực tiếp vào trong tấm thạch cao nhờ đó sản phẩm có độ bền tốt hơn, chống bong tróc và hạn chế các hư hỏng, cong vênh có thể xảy ra. Đặc biệt phần bề mặt được liên kết vô cùng chắc chắn. Hơn nữa độ bền của tấm thạch cao GH còn được cấu tạo ở cả hai mặt, nhờ đó trong quá trình thi công có thể lắp đặt vào vách thạch cao theo chiều đứng chiều nghiêng đều được.
- Có khả năng chịu lửa: các thấm thạch cao GH không hề bắt lửa, vì thế bạn có thể sử dụng chúng thoải mái cho các công trình chống cháy.
- Dễ sử dụng: với trọng lượng nhẹ, quá trình thi công vách thạch cao cũng được diễn ra dễ dàng hơn, nhanh hơn và có thể linh hoạt trong các tình huống cần sửa chữa, thay thế.
Hướng dẫn thi công vách thạch cao ngoài trời
Với vách thạch cao ngoài trời bạn hoàn toàn có thể lắp chúng theo chiều ngang hay chiều dọc trên hệ khung xương bằng gỗ hoặc thép. Tuy nhiên cần lưu ý, đối với khung gỗ độ rộng phải đảm bảo không nhỏ hơn 12,7 mm đến 2,54 cm; còn khung thép thì độ rộng không nhỏ hơn 6,4mm đến 2,54 cm. Bên cạnh đó, các bộ phận của khung cũng không được vượt quá 3mm tính từ mặt phẳng của khung liền kề.
Riêng các mũ vít phải đảm bảo bằng với bề mặt của tấm thạch cao chống nước ngoài trời, vít phải được ngậm chặt vào hệ thống khung xương. Vị trí tối thiểu cần đảm bảo là 9mm tính từ đầu đến mép tấm. Bên cạnh đó các ốc, vít phải tuân thủ một sơ đồ nhất định. Các điểm tấm phải được sắp xếp so le với nhau, phần đầu mép tấm khít và chặt. Các tấm bọc không được nhỏ hơn 2032mm tính từ hệ thống mặt chống nước tấm thạch cao và thời tiết, không nhỏ hơn 3048mm tính từ mặt đất đối với ống thoát nước và thông gió.
Trên đây là một số đặc điểm về tấm thạch cao chống nước ngoài trời mà bạn có thể tham khảo. Nếu có nhu cầu cần lắp đặt, sử dụng thạch cao ngoài trời hãy liên hệ với Thiên Thành Phát chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thi công tốt hơn nhé! Hotline 0905.726.888
Công ty Thiên Thành Phát
Địa chỉ: 152 Phạm Hùng – Đà Nẵng
HOTLINE: 0905.726.888